Untitled Document
Hôm nay, 6/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Chọn tạo giống lúa và nếp chống chịu rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, đạt phẩm chất xuất khẩu và phù hợp với các vùng sinh thái tỉnh An Giang / GS.TS. Nguyễn Thị Lang (chủ nhiệm đề tài) - Cần Thơ : Viện lúa Đồng Bằng sông Cửu Long , 2011. - 258

   Thay đổi khí hậu toàn cầu theo xu hướng ấm lên của trái đất, khả năng cạnh tranh kém của bộ giống lúa đang sản xuất trên đồng ruộng hiện nay như: hàm lượng amylose cao, giá trị độ bền thể gel thuộc nhóm cứng cơm là thách thức lớn cho nhà chọn giống. Sự bộc phát sâu bệnh hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta rất thiếu những nghiên cứu cơ bản về di truyền làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng bố mẹ và chọn lọc con lai trên cơ sở đa dạng sinh học. Chúng ta còn thiếu các nghiên cứu tương tác giữa ký chủ và ký sinh, hệ thống truyền tín hiệu và sự thể hiện gen mục tiêu, tương tác giữa kiểu gen x môi trường, tiêu chuẩn chọn lọc cần thiết và các thông số di truyền khác như chỉ số chọn lọc, hiệu quả chọn lọc, … Bên cạnh đó, thực trạng người nông dân đang gieo trồng trên đồng ruộng của mình với bộ giống năng suất thấp, lại nhiễm nhiều sâu bệnh hại, phẩm chất kém, do đó khả năng cạnh tranh lúa gạo trong khu vực còn hạn chế, gây thiệt hại nhiều cho ngành xuất khẩu cũng như thu nhập của người nông dân hiện nay. Do đó đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu: Phát triển giống lúa chống chịu rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá cấp 3, có phẩm chất gạo ngon, tăng cường khả năng cạnh tranh gạo xuất khẩu của tỉnh An Giang (với các yêu cầu cụ thể được nêu trong sản phẩm của đề tài) thích nghi với từng vùng sinh thái của tỉnh. Cung cấp hạt lúa giống siêu nguyên chủng được chọn cho tỉnh An Giang. Kết quả đạt được của đề tài: 1. So sánh và đánh giá các dòng phẩm chất – lai và đánh giá các giòng có triển vọng xuất khẩu với 39 dòng có triển vọng về phẩm chất và kháng bệnh. Với 12 dòng nếp để làm vật liệu lai cho việc chọn tạo các giống nếp mới. 2. Chọn lọc giống - Trồng các thế hệ con lai phân ly, chọn dòng theo mục tiêu lai tạo: tập trung vào các chỉ tiêu liên quan đến phẩm chất chọn được 12 dòng từ BC3 và 25 dòng từ F7 của các tổ hợp lai, 63 tổ hợp lai cho kháng rầy. 3. So sánh và đánh giá phẩm chất thế hệ và khảo nghiệm sơ khởi, hậu kỳ, và khảo nghiệm của tỉnh An Giang. Khảo nghiệm và so sánh giống cũng được đánh giá, nhiều giống lúa bổ sung vào vật liệu khởi đầu, và cải tiến và đưa vào sản xuất 30 dòng/giống triển vọng, với 3 giống mới như: AG 1, AG 2 và AG 7 là các giống được chọn lọc tốt phục vụ cho An Giang. Ngoài ra, các giống OM 4498, OM 7347 cũng được đánh giá đạt được các giống triển vọng cung cấp cho tỉnh. Giống lúa tẻ chống chịu rầy nâu (cấp 3), mùi thơm (cấp 1-2) và kháng bệnh đạo ôn, bạc lá, lép xanh. Năng suất 8 tấn/ha (vụ ĐX); 6,5 tấn/ha (vụ HT), thời gian sinh trưởng ≤ 95 ngày, với gạo tẻ: độ bạc bụng  5%; hàm lượng amylose 20-24%; độ trở hồ cấp 3-5; độ bền gel 50-70 mm; tỷ lệ gạo nguyên ≥ 50%; chiều dài hạt gạo 7,0 – 7,2 mm; mùi thơm cấp 2 (theo IRRI). Giống lúa nếp chống chịu rầy nâu, mùi thơm (cấp 2) và kháng bệnh đạo ôn, bạc lá, lép xanh. Năng suất 8 tấn/ha (vụ ĐX); 6,5 tấn/ha (vụ HT). Thời gian sinh trưởng ≤ 95 ngày. Với gạo nếp: hàm lượng amylose 5%; độ trở hồ cấp 7-9; độ bền gel 80-100 mm; tỉ lệ gạo nguyên ≥ 50%; chiều dài hạt nếp 6,5-6,8 mm. 4. Chọn lọc bằng MAS: tập trung vào các dòng với ba chỉ tiêu hàm lượng amylose, độ bền gel và độ trở hồ.Kết quả chọn lọc được các dòng từ thế hệ đầu 5. Canh tác các giống lúa - Đánh giá tương tác kiểu gen và môi trường trên các vùng sinh thái khác nhau. Ứng dụng IPM phục vụ canh tác giống lúa. 6. Nghiên cứu côn trùng rầy nâu. Thanh lọc rầy nâu, trên nhiều điểm khác nhau: Với 13 điểm khác nhau. 7. Thanh lọc bệnh bạc lá 13 nòi bệnh bạc lá lấy từ các nòi bệnh bạc lá từ các huyện và đạo ôn với 6 nòi bệnh đạo ôn tại các huyện tại An Giang. 8. Phân lập gen vàng lùn và lùn xoắn lá: phục vụ cho thiết lập primers mới cho chuẩn đoán bệnh 9. Thiết lập thư viện cDNA của gen bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá giúp giải mã trình tự DNA 10. Giải mã gen bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa còn phân tích và giãi mã trình tự của các đoạn DNA của các giống lúa mới được tạo ra đăng ký vào nguồn gen quốc tế với các mã số như sau: EU077608, EU077609. 11. Thiết kế primer cho gen vàng lùn và lùn xoắn lá. Thiết kế hai primer mới phục vụ cho bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Bốn cặp primers được ứng dụng với tên là VL1+2 , VL3+4 và LangXL 1+2, LangXL 3+4. 12. Đánh giá gen bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Các chỉ thị nầy giúp bước đầu đánh giá đạt xoắn lá 100% . vàng lùn ghi nhận đạt 95% . 13. Phát triển giống lúa chồng gen với chống chịu bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, rầy nâu với năng suất cao. 14. Chọn tạo các dòng lúa mang gen thơm trên cơ sở sử dụng công nghệ chỉ thị phân tử được 3 dòng đang tiếp tục đánh giá về tính trạng nông học. 15. Nhân dòng và thử nghiệm ở quy mô đồng ruộng trên các vùng sinh thái khác nhau. Đánh giá phẩm chất (thử nghiệm trên 11 điểm, mỗi điểm với diện tích 1000m2. Hai vụ trong năm. Diện tích lô là 100 m2 với 10 lô tương ứng 1000 m2). 16. Trình diễn các giống phù hợp vùng sinh thái (trên 10 điểm, mỗi điểm với diện tích 1000m2. Hai vụ trong năm. Diện tích lô là 100 m2 với 10 lô tương ứng 1000 m2, mô tả rõ số điểm trình diễn, diện tích trình diễn, bao nhiêu giống, số vụ). Qua trình diễn mô hình đề tài vừa nghiên cứu song song tìm ra các giống chủ lực cho tỉnh như OM 4900, OM 7347, AG 2; giống bổ sung như: OM 4488, MNR 5, AG1; giống triển vọng: AG 7, OM 10041, OM 8108; và ba giống nếp triển vọng bổ sung cơ cấu nếp như: OM 7348, AG nếp 13 và AG nếp 16. Xây dựng quy trình giống mới đưa vào sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án. 17. Tập huấn 10 cán bộ và 100 nông dân về các nội dung liên quan sản xuất giống và nhân giống; canh tác giống lúa thơm; chọn giống xuất khẩu; phương pháp sản xuất giống. 18. Hội thảo và đánh giá giống các giống được chọn tạo. Đã nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ khoa học bằng sự lồng ghép việc triển khai các nội dung nghiên cứu đề tài với hoàn thành luận văn đại học (10 luận văn cho sinh viên Đại học An Giang). Đào tạo nông dân và kỹ thuật viên từ năm 2008-2011 gồm 100 nông dân trên các huyện. Tổ chức 11 cuộc hội thảo khoa học đầu bờ vào năm 2008, 2009 và 2010. Thảo luận bổ sung yêu cầu kịp thời các thông tin của đề tài cần thực hiện. Đề nghị tiếp tục chọn lựa các quần thể đang phân ly để tiếp tục chọn tạo những giống triển vọng mới.


Xem chi tiết

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127